Ăn dặm kiểu Nhật với ưu và nhược điểm các mẹ cần biết

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp chú trọng sử dụng các thực phẩm rau củ quả từ tự nhiên hoặc do nuôi trồng (thịt, cá, tôm, đậu…) để đảm bảo bé có thể có bước đệm phát triển tốt nhất. 

Người Nhật luôn mong muốn bé có một sức khỏe hoàn hảo nhưng không béo phì. Và thông qua cách ăn này, các bé sẽ được giáo dục ý thức về việc tự ăn uống của mình. 

Theo lý thuyết, thời kì ăn dặm của các bé là từ 5 đến 15 tháng tuổi. Nhưng thực tế thì có thể kéo dài đến 18 hay 20 tháng.

Ăn dặm kiểu Nhật: Những ưu và nhược điểm - Hình 1

1. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

– Thực phẩm “sạch”: Các mẹ sẽ chủ yếu cho các bé ăn thực phẩm sạch, an toàn do chính gia đình có hay các thực phẩm đã được kiểm chứng. 

Điều này rất tốt cho sức khỏe của bé, hạn chế các bệnh sau này. Các thực phẩm được đóng hộp hay chế biến sẵn, các loại gia vị sẽ là thực phẩm các mẹ không sử dụng hoặc hạn chế tối thiểu nhất. Đồ ăn dặm của bé chủ yếu là đồ nhạt.

 Các mẹ sẽ tập quen cho bé và sau có thể điều chỉnh sau một cách dễ dàng. Nếu cho bé ăn thực phẩm ngon, nhiều vị trước (thịt,..) thì sẽ rất khó để sau chuyển sang các thực phẩm nhạt như rau, vì các bé sẽ không thích ăn. Thực đơn ăn dặm của người Nhật chủ yếu là rau củ cho các bé.

Ăn dặm kiểu Nhật: Những ưu và nhược điểm - Hình 2

– Kích thích ăn uống: Mục đích chính của việc ăn dặm kiểu Nhật là tạo cho các bé có hứng thú với chuyện ăn uống. Trong phương pháp này, người mẹ sẽ chú trọng đến chất lượng bữa ăn nhiều hơn là lượng thức ăn dành cho bé. Các mẹ có thể cùng bé tham gia các khóa học ăn dặm để cùng thực hành.

– Giúp trẻ tự lập ăn uống: Sau một thời gian tập cho các bé, bé có thể không cần mẹ đút cho mà có thể tự xúc ăn. Hơn nữa, bé cũng biết cách cầm thìa, không để thức ăn bị rơi vãi nhiều.

– Giúp bé nhai tốt hơn: Việc tự ăn sẽ giúp bé hoạt động hàm nhiều, tạo thành thói quen, nhanh chóng nhai và nuốt, không ngậm và để mẹ phải giục nhiều.

– Khi tập thói quen ăn uống khoa học cho bé: các mẹ sẽ không phải lo lắng khi bé cứ đến bữa ăn là khóc hay trốn. Bé sẽ tự giác được việc ăn uống và hào hứng cùng mẹ tham gia.

Thời gian ăn dặm kiểu Nhật tốt nhất cho các bé là khi bé đã tròn 100 ngày. Nhưng thời gian đầu, các mẹ chỉ nên cho bé làm quen với các hương vị thức ăn ngoài sữa chứ không phải là cho bé ăn luôn những bữa chính mới.

2. Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

– Tăng cân chậm: Khi cho bé ăn uống theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ phải chấp nhận chuyện tăng cân không nhanh chóng của bé. Thời gian đầu, mẹ chỉ cho các bé ăn ít để làm quen với thực phẩm và học cách cầm, bóc, nhai, nuốt. Sau khi đã quen với chế độ dinh dưỡng, các mẹ tăng lượng thức ăn thì các bé mới ăn nhiều hơn và tăng cân.

– Chấp nhận lấm bẩn: Mẹ cần chuẩn bị rất nhiều thời gian để các bé có thể thành công. Các mẹ cần chấp nhận và chuẩn bị tâm lý vì khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ rất bẩn. Các mẹ phải thường xuyên lau rửa cho các bé sau mỗi lần ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật: Những ưu và nhược điểm - Hình 3

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp khoa học đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn của các mẹ. Nếu vượt qua những nhược điểm trên, chắc chắn các bé sẽ phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn nếu mẹ thực hiện phương pháp ăn này. 

Tuy nhiên, trong quá trình cho các bé ăn, các mẹ nhớ chú ý không nêm gia vị trong thức ăn và theo dõi cân nặng đều đặn của các bé.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn